Quy trình sản xuất của ngành đúc đồng nói riêng và đúc kim loại kim loại nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, để đạt được mức độ hoàn thiện cao và tính hiệu quả trong quá trình này đòi hỏi việc giám sát và quản lý phải được thực hiện. Trong bài viết dưới đây Tấn Phát sẽ chia sẻ thêm về quy trình quản lý và giám sát khi đúc đồng.
Quy trình sản xuất trong các ngành đúc kim loại là một chuỗi các bước áp dụng công nghệ lẫn kỹ thuật để chuyển đổi từng nguyên liệu thành sản phẩm đúc hoàn chỉnh. Quy trình này bao gồm những giai đoạn như:
Chuẩn bị nguyên liệu và khuôn:
- Nguyên liệu chính: Đúc đồng sử dụng nguyên liệu chính là đồng thau. Đồng thau thường được tạo thành từ hợp kim như đồng và kẽm. Hợp kim này có nhiều tính năng tốt, dễ đúc tạo hình và đảm bảo độ bền của sản phẩm cuối cùng.
- Các nguyên liệu khác: Ngoài đồng thau, quy trình đúc đồng còn sử dụng các nguyên liệu khác như cát (để tạo khuôn), thạch cao (để tạo hình khuôn), sáp (để tạo mẫu), và nhiều yếu tố khác tùy thuộc vào loại sản phẩm đúc.
Nấu chảy kim loại:
- Trước khi đúc, kim loại cần được nấu chảy để tạo thành hỗn hợp đúc. Quá trình này thường diễn ra trong lò nấu chảy, nơi kim loại được đun nóng đến nhiệt độ nấu chảy, và đối với đồng thau, nhiệt độ nấu chảy thường hơn 1000oC.
Đổ kim loại nóng chảy vào khuôn và gia công hoàn thiện sản phẩm:
- Sau khi nấu chảy, kim loại nóng chảy được đổ vào khuôn. Khuôn có thể là hình dáng của sản phẩm cuối cùng hoặc các chi tiết, linh kiện cấu thành sản phẩm.
- Sau khi kim loại trong khuôn được làm nguội và đông cứng sẽ tạo nên sản phẩm đúc. Sau đó, sản phẩm được gia công hoàn thiện bằng cắt, mài, hoặc các phương pháp khác để đạt được hình dáng và chất lượng mong muốn.
Để đạt được chất lượng và tính hiệu quả cao, doanh nghiệp cần giám sát và quản lý quy trình đúc đồng tại Tấn Phát bằng các bước sau:
- Thiết lập quy trình chính xác: Xác định rõ các bước chính trong quy trình đúc và tạo ra một biểu đồ quy trình chi tiết. Điều này giúp người quản lý lẫn công nhân hiểu rõ quy trình và các yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện đúng.
- Đánh giá rủi ro: Xác định các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quy trình đúc kim loại, chẳng hạn sự cố trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, áp suất tăng đột biến hay sự cố về thiết bị máy móc ngành đúc. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và ứng phó khi cần thiết.
- Đảm bảo quản lý chất lượng: Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho từng bước, từng khâu trong quản lý quy trình ngành đúc kim loại. Sử dụng công nghệ kiểm định phù hợp để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
- Kiểm soát quy trình: Áp dụng công nghệ mới để giám sát tự động các thông số quan trọng trong quy trình đúc kim loại, chẳng hạn nhiệt độ, thời gian đúc, áp suất. Qua việc theo dõi và kiểm tra thường xuyên, doanh nghiệp có thể phát hiện sớm các sự cố và điều chỉnh kịp thời
Bài viết trên Tấn phát đã chia sẻ về quy trình giám sát cũng như quản lý quy trình đúc đồng tại đây. Tấn Phát tự hào là một cơ sở uy tín cho các đối tác lớn cả trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm dày dặn và cam kết vững chắc về chất lượng, Tấn Phát đã khẳng định vị thế của mình trong ngành Đúc Đồng Gia Công & Sản Phẩm, qua nhiều năm kinh nghiệm phục vụ các thị trường với tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất.
Chúng tôi cam kết:
- Sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng.
- Máy móc kỹ thuật hiện đại.
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
- Giá cả cạnh tranh khi là đơn vị trực tiếp sản xuất không qua các khâu trung gian thương mại.
- Đáp ứng đúng tiến độ với chất lượng cam kết.
Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của Công ty TNHH Chế Tạo Tấn phát, hãy liên hệ với chúng tôi:
- Địa chỉ văn phòng chính: 194/6 Lê Quang Định, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Địa chỉ nhà máy: Hẻm 260 Tô Ngọc Vân, Phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
- Hotline: +84 909 974 795
- Email: kimtri@tanphatco.com.vn